Hạ phosphat trong máu: Nguyên nhân và triệu chứng

Hạ phosphat trong máu: Nguyên nhân và triệu chứng

Phosphat là hợp chất tồn tại trong cơ thể có chứa phospho. Nó rất quan trọng vì tham gia cấu thành xương, yếu tố cơ bản trong vận chuyển và chuyển hóa năng lượng tại tế bào. Do đó, hạ phosphat máu rất nguy hiểm và có thể xảy ra ngay cả khi lượng phosphat dự trữ bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Những nguyên nhân gây hạ phosphat máu:

Hạ phosphat máu được chẩn đoán khi nồng độ phosphat huyết thanh dưới 2,5 mg/dL. Các nhóm nguyên nhân gây hạ phosphat máu gồm:

1.1. Giảm cung cấp hoặc hấp thụ phosphate:

  • Đói.
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch không đủ phosphat.
  • Thiếu hoặc kháng vitamin D.
  • Hội chứng kém hấp thu hoặc nối tắt ruột non.
  • Ức chế hấp thu phosphate do uống bicarbonat hoặc hydroxyd nhôm.

1.2. Phosphat bị mất nhiều do:

1.3. Tăng vận chuyển phosphat vào tế bào:

  • Dùng nhiều đường (thoáng qua).
  • Steroid tăng đồng hóa, estrogen, thuốc tránh thai.
  • Nhiễm kiềm hô hấp.
  • Ngộ độc salicylat.

1.4. Rối loạn điện giải:

Tăng calci máu, hạ magie máu, kiềm chuyển hóa,…

1.5. Tăng mất phosphat do bồi phục không thích hợp:

  • Toan máu do đái tháo đường.
  • Giai đoạn sau của đói hoặc tăng dị hóa kéo dài.
  • Nghiện rượu nhất là khi đang được điều trị hồi phục suy dinh dưỡng.
  • Kiềm hô hấp.
  • Bỏng nặng.

2. Triệu chứng của hạ phosphat máu:

Khi hạ phosphat máu, ái lực của hồng cầu đối với oxy tăng, do giảm men 2,3 diphosphoglycerate hồng cầu dẫn tới giảm cung cấp oxy tổ chức, giảm chuyển hóa tế bào làm nổi rõ các triệu chứng như yếu, nhược cơ, thậm chí tiêu cơ vân. Người nghiện rượu thường hạ phosphat máu nặng do vừa cung cấp thiếu, vừa kiềm máu.

Hạ phosphat máu nặng, cấp tính có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Tan máu cấp do hồng cầu dễ vỡ.
  • Dễ nhiễm khuẩn do làm giảm giảm hóa hướng động của bạch cầu.
  • Dễ xuất huyết do rối loạn chức năng tiểu cầu.
  • Tiêu cơ vân.
  • Bệnh não: kích thích, lú lẫn, rối loạn lời nói, co giật, hôn mê.
  • Suy tim.

3. Xử trí hạ phosphat máu như thế nào?

Để xử trí hạ phosphat máu cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Điều trị các rối loạn cơ bản và bổ sung phosphat đường uống nếu bệnh nhân không có triệu chứng.
  • Sử dụng phosphat đường tĩnh mạch khi phosphat huyết thanh dưới 1 mg/dL hoặc bệnh nhân có triệu chứng nặng như tiêu cơ vân, tan máu, triệu chứng thần kinh hoặc không thể bổ sung đường uống do rối loạn cơ bản.
  • Lưu ý cần theo dõi chặt chẽ nồng độ canxi và phosphat trong quá trình điều trị đặc biệt là khi sử dụng phosphat đường tĩnh mạch hoặc bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Hầu hết các trường hợp không nên quá 7 mg/kg trong 6 giờ. Theo dõi để tránh hạ canxi máu, tăng phosphat và canxi hóa do sản phẩm canxi phosphat quá mức.

Close
Social profiles